Đế quốc Áo-Hung
Đế quốc Áo-Hung

Đế quốc Áo-Hung

Đế quốc Áo-Hung hay Nền quân chủ kép là một chính thể quân chủ lập hiếncường quốcTrung Âu[lower-alpha 1]. Đế quốc Áo-Hung được thành lập năm 1867 theo Công ước Áo-Hungary, tồn tại được 51 năm cho đến khi sụp đổ năm 1918 vì bại trận trong Thế chiến thứ nhất. Thủ đô của đế quốc đặt tại ViennaBudapest, do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg trị vì.[3][4]Đế quốc Áo-Hung được thành lập sau chiến tranh Áo-Phổ, dựa trên sự hợp nhất đế quốc Áovương quốc Hungary vào ngày 30 tháng Ba năm 1867.Đế quốc Áo-Hung theo thể chế liên bang đa quốc gia. Lãnh thổ của đế quốc bao gồm toàn bộ lưu vực sông Danube mà ngày nay thuộc các quốc gia như Áo, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, một phần lãnh thổ của Serbia, RomaniaBa Lan và vương quốc tự trị Croatia với tổng cộng 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích lớn thứ hai[5] (sau đế quốc Nga) và dân số đông thứ ba châu Âu (sau Nga và đế quốc Đức).Áo-Hung là một trong những cường quốc Trung tâm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, bắt đầu bằng tuyên bố chiến tranh Áo-Hung đối với Vương quốc Serbia vào ngày 28 tháng 7 năm 1914. Nó đã bị giải thể vào thời điểm các nhà chức trách quân sự ký hiệp định đình chiến Villa Giusti vào ngày 3 tháng 11 năm 1918. Vương quốc HungaryĐệ Nhất Cộng hòa Áo được coi là nước kế tục của nó, trong khi nền độc lập của các sắc tộc Tây SlavNam Slav tạo nên Đệ Nhất Cộng hòa Tiệp Khắc, Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan, Vương quốc Nam Tư và hầu hết các yêu sách lãnh thổ của Vương quốc România cũng được các cường quốc chiến thắng công nhận vào năm 1920.

Đế quốc Áo-Hung

Đơn vị tiền tệ Gulden
Krone (từ 1892)
• Hòa ước giải thể năm 1919 & năm 1920
• Thỏa hiệp 1867 29 tháng 5 1867
Thời kỳ Chủ nghĩa đế quốc mới
Ngôn ngữ thông dụng Đức
Hungary, Séc, Slovak, Serb, Croat, Bosnia, Ba Lan, Ukrainia, Ruthenia, Romania, Tiếng Ý
Thành phố lớn nhất Viên: 1.623.538 người
Budapest: 1.612.902 người
Thủ đô Viên[1]
Budapest
Tôn giáo chính 76.6% Giáo hội Công giáo (gồm 64–66% Giáo hội Latinh & 10–12% Công giáo Đông phương)
8.9% Kháng Cách (Giáo hội Luther, Thần học Calvin, Nhất vị luận)
8.7% Chính thống giáo Đông phương
4.4% Do Thái giáo
1.3% Hồi giáo
(1910 census[2])
Chính phủ Quân chủ
• 1916–1918 Karl I
• 1848–1916 Franz Joseph I
Vị thế Đế quốc
• Giải thể 31 tháng 10 1918
• Nam Slav độc lập 29 tháng 10 1918
• 1910 51.390.223
• Tiệp Khắc độc lập 28 tháng 10 1918
Hoàng đế  

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đế quốc Áo-Hung http://alex.onb.ac.at/cgi-content/alex?aid=rgb&dat... http://alex.onb.ac.at/cgi-content/alex?aid=rgb&dat... http://alex.onb.ac.at/cgi-content/alex?aid=rgb&dat... http://anno.onb.ac.at/cgi-content/anno?apm=0&aid=n... http://www.aeiou.at/aeiou.encyclop.o/o755244.htm http://www.aeiou.at/aeiou.encyclop.o/o818181.htm;i... http://members.dame.at/diverpeter/baron_gautsch.ht... http://www.ddsg-blue-danube.at http://www.geldschein.at/ http://www.stw.at/inhalt/Schifffahrt.htm